214 bộ thủ chữ Hán trong tiếng Nhật


214 BỘ THỦ CHỮ HÁN TRONG TIẾNG NHẬT
(Vui lòng ‎click chuột trái vào các số nét để truy cập cho nhanh).
 

Bộ 01 nét. Bộ 02 nét. Bộ 03 nét. Bộ 04 nét. Bộ 05 nét. Bộ 06 nét. Bộ 07 nét.Bộ 08 nét. Bộ 09 nét. Bộ 10 nét. Bộ 11 nét. Bộ 12 nét.Bộ 13 nét. Bộ 14 nét.Bộ 15, 16, 17 nét.

Bộ 01 nét: 06 bộ. 

1.Nhất: Một, thứ nhất,khởi đầu các số đo, thuộc về dương, bao quát hết thảy.

2.Cổn: Nét sổ, đường thẳng đứng trên thông xuống dưới.  

3.Chủ: Nét chấm, một điểm.  

4.丿Phiệt: Nét phảy, nét nghiêng từ phải qua trái, chỉ động tác.  

5.Ất: Can thứ hai trong mười can (Giáp, ất , bính, đinh…).

6.Quyết: Nét sổ có móc, cái móc.

Bộ 02 nét: 23 bộ. (Trở lại đầu trang)

7.Nhị: Số hai, số của đất, thuộc về âm.

8.Đầu: Không có nghĩa, thường là phần trên của một số chữ khác.  

9.Nhân: Người, có hai chân, là sinh vật đứng thẳng, còn có dạng nhân đứng

10.Nhân (đi): Người, như hình người đang đi.

11. Nhập: Vào, tượng hình rễ cây đâm sâu vào đất.

12. Bát: Nguyên nghĩa là phân chia, còn có nghĩa là số tám.

13. Quynh: Đất ở xa ngoài bờ cõi, như vòng tường bao quanh thành lũy.

14. Mịch: Khăn chùm lên đồ vật, che đậy, kín không nhìn thấy rõ.

15.Băng: Nược đóng băng, nước đá.

16. Kỷ: Cái ghế, bảo thủ không biến đổi, ích kỷ.

17. Khảm: Há miệng, vật để đựng đồ như máng chậu đấu…

18. Đao: con dao hoặc hình thức khác thường đứng bên phải các bộ khác.

19. Lực: Sức, như hình bàn tay đánh xuống.

20. Bao: Bọc, gói, khom lưng ôm một vật.

21. Tỷ (bỉ): Cái thìa.

22. Phương: Đồ đựng, cái hộp, hình khoanh gỗ khoét ở giữa (nét ngang dưới).

23. Hễ (hệ): Che đậy. (nét ngang trên phủ quá sang trái nét sổ vuông).

24. Thập: Số mười, đầy đủ,(Đông tây nam bắc trung cung đủ cả).

25. Bốc: Bói, Giống như những vết nứt trên yếm rùa để xem hung cát…

26. Tiết: Đốt tre, một chi tiết nhỏ trong một sự vật hoắc hiện tượng.

27. Hán: Chỗ sườn núi có mái che người xưa chọn làm chỗ ở.

28. Tư: Riêng tư.

29. Hựu: Cái tay bắt chéo, trở lại một lần nữa

Bộ 03 nét: 31 bộ. (Trở lại đầu trang)

30. Khẩu: Miệng (hình cái miệng).

31. Vi: Vây quanh (phạm vi, gianh giới bao quanh).

32. Đất: Gồm bộ nhị với bộ cổn như hình cây mọc trên mặt đất.

33. Sĩ: Học trò, sĩ tử,những người nghiên cứu học vấn. Gồm chữ thậpvà chữ nhất thể hiện người lo toan gánh vác nhiều việc nên đượi coi như một mà lo bằng mười. Người có học thức thì một việc suy ra mười và mười việc vẫn có thể hợp lại thành một.

34.Truy (Trĩ): Theo sau mà đến kịp người đi trước.

35. Tuy: Dáng đi chậm.

36. Tịch: buổi tối (nửa chữ nguyệt- mặt trăng vừa mọc phần dưới chưa thấy rõ).

37. Đại: lớn. hình người dang rộng hai tay và chân.

38. Nữ: Con gái. Như người con gái chắp tay trước bụng thu gọn vạt áo.

39. Tử: Con. Hình đứa trẻ mới sinh ra cuốn tã lót không thấy chân.

40. Miên: Mái nhà.

41. Thốn: Tấc, một phần mười của thước.

42. Tiểu: Nhỏ bé, ít (còn nguyên thì to chia ra thì nhỏ).

43. Uông: Què Hình người đững có chân không thẳng, cách viết khác:.

44. Thi: Thây người chết, Thi thể.

45. Triệt: Cây cỏ mới mọc (mới đâm chồi có hai lá và rễ cây).

46. Sơn (san): Núi.

47. Xuyên: Sông cách viết khác:, dòng sông có nhiều nhánh chảy vào.

48. Công: Việc, người thợ ( hình dụng cụ đo góc vuông).

49. Kỷ: Can thứ sáu trong mười can.

50. Cân: Khăn (hình cái khăn cột ở thắt lưng hai đầu buông xuống).

51. Can: Phạm đến.

52. Yêu: Nhỏ (hình đứa bé mới sinh).

53.广 Nghiễm: Nhân chỗ sườn núi làm nhà( cái chấm ở trên là nóc nhà).

54. Dẫn:Đi xa ( chữ - xích là bước thêm nét dài để chỉ việc đi xa).

55. Củng: Chấp hai tay cung kính ( cách viết hai chữ hựu gộp lại).

56. Dực (dặc): Cái cọc, cột dây vào mũi tên mà bắn, cọc buộc súc vật.

57. Cung: Cái cung để bắn tên.

58. Kệ (k‎í): đầu con heo,cách viết khác: .

59. Sam: Lông dài (đuôi sam).

 60.Xích: Bước ngắn, bước chân trái.

Bộ 04 nét: 34 bộ. (Trở lại đầu trang)

61. Tâm: Tim(hình quả tim) cách viết khác:(Tâm đứng)

62. Qua: Cái kích bằng đầu.

63. Hộ: Cửa một cánh. (Một nửa chứ môn cửa rộng hai cánh).

64. Thủ: Tay. Cách viết khác: , .

65. Cành cây ( Hựu- tay cùng nửa chữ trúc- là cành cây).

66. Phốc: Đánh nhẹ, cách viết khác .

67. Văn: Nét vẽ. Đường giao nhau.

68. Đấu: Cái đấu, đơn vị đo lường lương thực. (Đấu thóc, đấu gạo).

69. Căn: Cái rìu (Hình cái rìu để đốn cây).

70. Phương: Vuông, Phương hướng, phía( hai thuyền đậu chung).

71. Vô: Không, chữ: Không xưa cũng viết như chữ kiểu như chữ K‎í.

72. Nhật: Mặt trời, ban ngày.

73. Viết: Nói rằng, miệng khi nói hở răng và phát ra hơi (âm thanh).

74. Nguyệt: Mặt trăng, hình trăng khuyết, ban đêm có trăng.

75. Mộc: Cây, gỗ (hình cây có cành và rễ).

76. Khiếm: Há miệng hả hơi ra ngáp. Thiếu (khiếm nhã, khiếm khuyết).

77. Chỉ: Cái chân. Cái nền, thế đứng dừng lại.

78. Ngạt: Xương tàn, rã rượi, tan nát.

79. Thù: Cái gậy, Hình tay cầm gậy.

80. Vô: Không

81. Tỉ(bỉ): So sánh, so bì. Hình hai người đứng ngang nhau để so cao thấp.

82. Mao: Lông, hình cộng lông có nhiều sợi.

83. Thị: Họ, ngành họ mạc trong một gia tộc. Phần đệm trong họ tên phái nữ.

84. Khí: Hơi, khí mây làm thành mưa.

85. Thủy: Nước, hình dòng nước chảy, cách viết khác: .

86. Hỏa: Lửa giốn như ngọn lửa bố cao, cách viết khác:.

87. Trảo: Móng vuốt, Cách viết khác:,.

88. Phụ: Cha, Tay cầm roi đánh dậy con cái.

89. Hào: Giao nhau. Mỗi quẻ trong kinh dịch có sáu hào.

90. Tường:Tấm ván. Hình nử bên trái của chữ mộc.

91. Phiến: Mảnh vật mỏng và phẳng. Hình nửa bên phải của chữ mộc.

92. Nha: Răng. Hình răng hai hàm cắn vào nhau.

93. Ngưu: Con bò. Cách viết khác:.

94. Khuyển: Con chó. Cách viết khác:.

Bộ 05 nét: 23 bộ. (Trở lại đầu trang)

95. Huyền: Sâu kín xa xôi. Màu đen có lằn sắc đỏ - màu của trời của phật.

96. Ngọc: Đá quí (hình viên ngọc sâu chuỗi với nhau làm đồ trang sức).

97. Qua: Dưa, hình dây dưa bò lan trên đất và có quả.

98. Ngõa: Ngói, Gạch nung (Thợ nề gọi là thợ Ngõa) Đồ vật liệu bằng đất nung.

99. Cam: Ngọt. Vật ngon ngọt ngâm trong miệng.

100. Sinh: Sống, mọc, sinh ra. Hình cỏ cây mọc trên đất.

101. Dụng: Dùng, có thể thi hành. Lấy chữ Bốc là bói với chữ Trung là trúng (đúng) nghĩa là việc gì bói đúng thì có thể theo đó mà thi hành.

102. Điền: Ruộng (hình thử ruông chia bờ xung quanh).

103. Sơ: Cái chân. Hình bắp chân, Cãhs viết khác: .

104. Nạch: Tật bệnh (Người bện phải nằm trên giường).

105. Bát (Bát đạp): Đạp ra. Nhiều nét hơn Bát Tám.

106. Bạch: Trắng, màu của phương Tây.

107. Bì: Da (Tay cầm dao lột da từ thây con vật).

108. Mãnh: Đồ bát đĩa để ăn cơm.

109. Mục: mắt (Hình con mắt).

110. Mâu: Cái mâu là một thứ binh khí ngày xưa dùng để chiến đầu với kẻ thù.

111. Thỉ: Mũi tên, Mũi nhọn có ngạnh đuôi có lông định hướng bay.

112. Thạch: Đá (Chữ hán - sườn núi, chữ khẩu- hòn, tảng đá).

113. Kỳ (Kì, Thị): Thần đất, báo cho biết trước mọi điều một cách thần kỳ. Cách viết khác: .

114. Nhữu (Nhựu): Vết chân thú dẫm xuống đất ( Nhại lại, lắp lại, nói nhựu).

115. Hòa: cây lúa.

116. Huyệt: Cái hang.

117. Lập: Đứng. Hình người đứng trên mặt đất.

Bộ 06 nét: 29 bộ. (Trở lại đầu trang)

118. Trúc: Cây Tre, Hình thức khác: .

119. Mễ: gạo (hạt lúa đã được chế biến).

120. Mịch: Sợi tơ. (Hình lọn tơ được thắt lại).

121. Phữu (Phẫu): Đồ sành như: vò, chum, vại, be có nắp đậy.

122. Võng: Lưới để bắt thú hay đánh cá. Cách viết khác: ,.

123. Dương: Con dê.

124. Vũ: Lông chim (hai cánh chim có lông vũ).

125. Lão: Già. Người cao tuối râu tóc đã biến đổi. cách viết khác: (khảo)

126. Nhi: Râu.

127. Lỗi: Cái cày. (Cái cày làm bằng gỗ, khi cầy làm cỏ rậm bị vạch ra).

128.Nhĩ: Tai để nghe.

129. Duật: Cây bút. Hình tay cầm cây bút viết.

130. Nhục: Thịt. Cách viết khác: ( gần giống chữ nguyệt: ).

131. Thần: Bề tôi (Hình ông quan cúi mình khuất phục).

132. Tự: Cái mũi (Hình cái mũi ở trên miệng) còn có nghĩa là: Tự mình.

133. Chí: Đến( Hình con chim từ trên trời bay xuống đất- đến nơi), chí hướng.

134. Cữu: Cái cối giã gạo.

135. Thiệt: Cái lưỡi.

136. Suyễn: Trái nhau, nằm đối nhau, ngược lại.

137. Chu: Thuyền.

138. Cấn: Không nghe theo, chưa nhất trí, ngăn trở. Quẻ Cấn trong bát quái.

139. Sắc: Sắc mặt. diện mạo.

140.Thảo: Cỏ.

141. Hô: Vằn lông con cọp.

142. Trùng: Côn trùng, rắn rết.

143. Huyết: Máu (Máu đựng trong bát để tế thần).

144. Hành: Đi ( hai chân lần lượt bước tới).

145. Y: Áo.

146. Á: Che đậy, cái nắp.

Bộ 07 nét: 20 bộ. (Trở lại đầu trang)

147. Kiến: Thấy, xem, nhìn.

148. Giác: Cái sừng.

149. ngôn: Nói (thoại).

150. Cốc: Khe suối chảy thông ra sông.

151. Đậu: Cái bát có nắp đậy.

152. Thỉ: Con Heo (Lợn).

153. Trĩ: Loài thú có xương sống, lưng dài.

154. Bối: Con Sò. Ngày xưa dùng vỏ sò làm tiền - tượng trưng cho của quí.

155. Xích: Màu đỏ, màu của phương nam.

156. Tẩu: Chạy.

157. Túc: Chân.

158. Thân: Thân mình.

159. Xa: Cái xe.

160 Tân: Vị cay, cay đắng, nhọc nhằn, lo toan, tần tảo.

161. Thần: Thì giờ, sấm sét, chuyển giao mùa từ xuân sang hạ (tháng ba).

162. Sước: Chợt đi chợt đứng

163. Ấp: Nước nhỏ trong nước lớn, lãnh thổ vua ban cho chư hầu, làng, thôn…

164. Dậu: Rượu ( Phương tây trong bát quái: Tí, Ngọ, Mão, Dậu).

165. Biện: Phân biệt. ( Biện luận, phản biện, biện bàn).

166. Lí: Làng, Quả cây trồng. (Điền và thổ).

Bộ 08 nét: 09 bộ. (Trở lại đầu trang)

168. Trường: Dài, lâu.

169. Môn: Cửa.

170. Phụ: Núi đất không có đá. Cách viết khác:.

171. Đãi: Kịp (chạy cho nhanh theo kịp người đi trước).

172. Chuy: Giống chim đuôi ngắn.

173. Vũ: Mưa.

174. Thanh: Xanh. Màu của phương đông ngược với màu trắng phương tây.

175. Phi: Không phải, trái, trái ngược( hai cánh chim đối nhau).

Bộ 09 nét: 11 bộ. (Trở lại đầu trang)

176. Diện: Mặt.

177. Cách: Da thú thuộc bỏ sách lông.

178. Vi: Da thuộc, trái ngược nhau.

179. Cửu: Cây Hẹ.

180. Âm: Tiếng, âm thanh phát ra tai nghe được.

181. Hiệt: Cái đầu.

182. Phong: Gió.

183. Phi: Bay.

184. Thực: Ăn.

185. Thủ: Đầu.

186. Hương: Mùi thơm.

Bộ 10 nét: 8 bộ. (Trở lại đầu trang)

187. Mã: Con ngựa.

188. Cốt: Xương.

189. Cao: Trái lại với thấp là cao.

190. Tiêu: Tóc dài. Hình chữ trườngvà chữ sam. Lông dài (tóc dài).

191. Đấu: Đánh nhau, chiến đấu, đấu tranh…

192. Sướng: Loại rượu lễ để cầu thần.

193. Lịch (Cách): Cái Đỉnh hương. Ngăn cách âm dương.

194. Quỷ: Ma quỷ.

Bộ 11 nét: 6 bộ. (Trở lại đầu trang)

195. Ngư: Cá.

196. Điểu: Chim.

197. Lỗ: Đất mặn, Muối trong đất.

198.鹿 Lộc: Con Nai.

199. Mạch: Lúa Mạch.

200. Ma: Cây Gai.

Bộ 12 nét: 4 bộ. (Trở lại đầu trang)

201. Hoàng: Màu vàng.

202. Thứ: Lúa nêp.

203. Hắc: Màu đen.

204. Chí (Phất): Thêu may.

Bộ 13 nét: 4 bộ. (Trở lại đầu trang)

205. Mãnh: Con Ếch.

206. Đỉnh: cái vạc.

207. Cổ: Cái trống.

208. Thử: Con Chuột.

Bộ 14 nét: 2 bộ. (Trở lại đầu trang)

209.Tỵ: Cái mũi.

210. Tề: Lúa trổ đều bông, Chỉnh tề.

Bộ 15 nét: 1 bộ. (Trở lại đầu trang)

211. Xỉ: Răng. Lẻ loi.

Bộ 16 nét: 2 bộ. (Trở lại đầu trang)

212. Long: Con Rồng.

213. Quy: Con Rùa.

Bộ 17 nét: 1 bộ. (Trở lại đầu trang)

214. Dược: Nhạc khí như ống sáo có lỗ.


       

 

Tài liệu sưu tầm.

037 223 2268

Hãy liên hệ với LAM SENSEI nếu bạn đang có vấn đề cần được giải đáp
Hoặc INBOX FANPAGE Học Tiếng Nhật Cô Lam Lam Sensei sẽ hỗ trợ ngay cho bạn

Bài viết khác

Phương pháp học tiếng Nhật online cho người mới bắt đầu

Học tiếng Nhật online đang là sự lựa chọn của các bạn trẻ đam mê vào yêu thích ngôn ngữ này. Vậy làm sao để áp dụng phương pháp học này một cách hiệu quả? Sau đây cô Lam xin chia sẻ với các bạn một số những kinh nghiệm.

Xem chi tiết

Chia sẻ những kinh nghiệm học tiếng Nhật

Có nhiều bạn gặp khó khăn với việc học tiếng Nhật cũng như không biết nên sử dụng cách học nào, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ phương pháp học tiếng Nhật hiệu quả ở cả 4 kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết.

Xem chi tiết

Giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật

Cùng cô Lam chia sẻ cách giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật cực kỳ hữu ích cho các bạn mới học tiếng Nhật

Xem chi tiết

Học tiếng Nhật có khó không

Học tiếng Nhật có khó không, Một câu hỏi được nhiều bạn đặt ra đó là học tiếng Nhật có khó không? Làm thế nào để có thể học tiếng Nhật một cách hiệu quả mà không bị nhàm chán. Sau đây cô Lam xin giải đáp cho các bạn

Xem chi tiết

Chia sẻ cách học và nhớ từ vựng tiếng Nhật hiệu quả

Từ vựng trong bất kỳ một ngôn ngữ nào là một yếu tố quan trọng không thể thiếu, học từ vựng tốt sẽ giúp con đường chinh phục tiếng Hàn của bạn dễ dàng hơn rất nhiều. Sau đây cô Lam xin chia sẻ cách học và nhớ từ vựng hiệu quả.

Xem chi tiết
DMCA.com Protection Status